EnglishVietnamese
Trang chủ / Nghiên cứu - Xây dựng pháp luật / Cung Cấp Thông Tin / KỲ 1: NGHỊ LỰC CỦA CHÀNG TRAI MẤT ĐÔI BÀN TAY

KỲ 1: NGHỊ LỰC CỦA CHÀNG TRAI MẤT ĐÔI BÀN TAY

logo.org – Vào nhưng năm 1979 tại miền quê tại dòng sông Bạch Đằng Giang của Tràng Kênh (Minh Đức, Thủy Nguyên, tp.Hải Phòng) có một gia đình sinh ra một đứa trẻ mà lúc đó cả làng ở Tràng Kênh gọi là quái thai. Đứa nhỏ đó một ngày cùng lớn lên với các bạn cùng trang lứa với mình.

Ngày qua ngày cậu bé cũng bắt đầu đi học như bao bạn bè. Cậu lỗ lực không ngừng để cùng được đến trường cùng các bạn, được cùng các bạn học hết cấp 1, 2 trường Tiểu học Minh Đức, Trường THCS Minh Đức và cấp 3 Trường PTTH Phạm Ngũ lão.

12540123_840810219362459_652254214_n
Ảnh chụp cùng cô Phương giáo viên chủ nhiệm cấp 3 và các bạn cùng lớp

 Vào năm 1999 cậu đã trở thành một thanh niên tốt nghiệp, ra trường bước chân vào ngưỡng của đại học và có những ước mơ, hoài bão căng phòng của lứa tuổi 20 đầy sự sống. Thế rồi giảng đường đại học đã đóng lại với người thanh niên không có đôi bàn tay và hai bàn chân chỉ có ba ngón. Với bao thất vọng cùng nhất nhiều hi vọng của giảng đường đại học. Thời gian cũng qua cảnh cửa của trường trung cấp công nghệ thông tin huyện Thủy Nguyên mở ra với anh và tấm bằng công ghệ thông tin cùng các thầy cô tại huyện đoàn thanh niên huyện Thủy Nguyên bắt đầu cho những hành trình phổ cập hóa công nghệ thông tin cho thanh niên huyện Thủy Nguyên.

12112025_1712066519017279_5383224579570348860_n
Anh Nguyên Văn Nam với đôi bàn tay không ngón trên bàn phím máy tính

Ngay khi có trong tay tấm bằng Trung cấp Tin học, Nam thành lập trung tâm tin học chuyên cung cấp máy tính cho các doanh nghiệp. Một ngày cuối năm 2003, Nam bị đối tác lừa, một dàn máy hàng trăm triệu bốc hơi. Nam thua lỗ nặng. Không lâu sau đó, một cú sốc tinh thần đến với Nam khi bị người con gái anh đem lòng yêu thương từ chối tình cảm.

Hai cú sốc quá lớn ập đến với chàng trai trẻ, Nam suy sụp. Nam quyết định rời bỏ quê vào Nam lập nghiệp. Sau này, Nam kể lại rằng, nếu không bị “sự cố” vụ máy tính đó, Nam sẽ giành toàn bộ số tiền lời kinh doanh được mở  quỹ học bổng ấy sẽ lấy tên người bà của Nam, tên là Phạm Thị Tròm.

Chuyến đi định mệnh

Tết năm 2003, chàng trai tật nguyền tập tễnh lên chuyến tàu cuối vào TP HCM, ấy là 25 tết. Chuyến tàu vắng khách, ai cũng tất tả… duy nhất chỉ có Nguyễn Văn Nam là không vội và có tâm trạng khác mọi người… vì đã rời quê. Nam đã hào sảng dốc hết tiền túi của mình để mua bia đãi tất cả những người cùng toa, uống cho đến say mới thôi.

Tàu dừng ở ga Sài Gòn, Nam lộn hết túi này sang túi khác cũng chỉ còn hơn 50 ngàn sót lại trong một góc túi áo lạnh mà may mắn là khi ở trên tàu Nam không… tìm thấy. Nam lững thững bước ra cửa ga. Bây giờ đi đâu? Câu hỏi mà Nam không biết phải trả lời như thế nào! Hàng chục bác xe ôm nhao lại, Nam lắc đầu, nếu đi xe ôm chắc sẽ hết số tiền này, rồi ngày mai không người thân thích thì biết sống ra sao?

Những câu hỏi cơm, áo, gạo, tiền xuất hiện trong đầu Nam. Nhưng nhớ lại, khi Namquyết định xa quê nghĩa là đã quyết định đánh cuộc với số phận. Sống, chết âu cũng đã là cái số, người khác có thể không tin nhưng Nam thì không bao giờ tin rằng mình không thể kiếm đủ tiền nuôi sống bản thân. “Dũng cảm” ngoắc một bác tài lại hỏi: “Đi Sóng Thần hết bao nhiêu?”. “Đêm rồi, cho 50 ngàn đi”. Nam gật.

Trên đường đi, bác tài hỏi rằng Nam có địa chỉ cụ thể nào để đến không, Nam trả lời cứ đưa anh đến cầu vượt Sóng Thần, sau này Nam kể lại rằng, cái địa danh Sóng Thần ấy cũng là Nam buột miệng nói ra, nếu đêm ấy Nam nói địa danh khác với bác tài thì không biết cuộc đời Nam sẽ đi về đâu…

Ai không tin rằng cuộc sống có định mệnh, Nam tin điều đó. Nam kể rằng, con đường của anh đi như đã có một sự sắp đặt  của số phận, từ sự tình cờ này đến sự tình cờ khác, chỉ có điều may mắn là ở đâu Nam cũng gặp những người tốt.

Khi Nam xuống cầu vượt Sóng Thần, trong túi chỉ còn 10 ngàn đồng, bụng đói, Nam vào quán phở ăn tạm một bát cho ấm bụng. Cuối cùng trong túi Nam chỉ còn lại 3 ngàn. Nam đi lang thang quanh cái cầu vượt ấy, trời lạnh, Nam đã tìm đến anh và chị con bác và bá cùng ở vớ anh và chị.

ngày 6 tết Nam đi tìm việc, hơn hai tuần liên tiếp, Nam chỉ nhận được những cái lắc đầu. Phải đến tuần thứ 3, Nam được giới thiệu đến một trung tâm đào tạo tin học. Đến nơi, người đàn ông có vẻ là người phụ trách trung tâm nhìn xoáy vào đôi tay tật nguyền của Nam với ánh mắt không mấy tin tưởng, ông đã dẫn Nam đến một chiếc máy tính, tắt nguồn, tháo rời ổ cứng, ổ CD…, yêu cầu Nam lắp trở lại bình thường. Nam biết chắc rằng người ta sợ với đôi tay tật nguyền ấy không thể vặn những con ốc nhỏ xíu vô máy được. Thế nhưng, Nam đã lắp cẩn thận từng chi tiết một, trở lại như cũ.

Người đàn ông gật đầu, nói đồng ý nhận Nam với mức lương… 400 ngàn/tháng. Ngay lập tức trong đầu Nam  phác thảo một kế hoạch chi tiêu cho 400 ngàn đó, sẽ góp cho anh chị 100 tiền nhà trọ, thêm 200 tiền ăn nữa, vẫn còn 100 ngàn để làm vốn, tìm cơ hội khác. Nhưng ông nọ lại nói: ba tháng nữa em quay lại đây làm việc… Nam cười chua chát, vậy là lại rơi vào những ngày thất nghiệp.

Nam chán nản thật sự, lại ra đường đi lang thang, không hiểu sao khi gặp bảng Trung tâm nhân đạo Quê Hương, nơi nhận nuôi dưỡng hơn 200 đứa trẻ mồ côi nằm trên đường DT 743. Nam đứng lại rất lâu, nghĩ trong đầu, một tháng nữa mình mới có việc làm, đi dạy miễn phí cho trẻ em ở đây vậy, vừa giúp người khác, kiến thức sẽ không mai một…

14079498_280358085673227_7038025630850281002_n
Chị Huỳnh Tiểu Hương cùng nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiệu tại Vp Trung Tâm

Thực sự thì Nam không hề biết ai là Giám đốc Trung tâm nhân đạo Quê Hương. Nam đi vào thì gặp một cô gái rất trẻ, tiến tới hỏi Nam liên hệ công chuyện gì, Nam xin gặp giám đốc trung tâm để xin được dạy miễn phí tin học cho những trẻ em ở đây.

Không như nhiều người, cô gái nhìn Nam với ánh mắt tin tưởng, rồi bảo rằng, cô ấy có thể “thay quyền” giám đốc trung tâm để nhận sự giúp đỡ của Nam, hỏi Nam có thêm yêu cầu gì không, Nam thật thà: “Em chỉ xin chị bữa cơm trưa nếu có thể”. Cô gái ấy chính là Huỳnh Tiểu Hương – Giám đốc Trung tâm nhân đạo Quê Hương, người phụ nữ đã nhận nuôi hơn 339 đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ làm con.

Khi Huỳnh Tiểu Hương hỏi về quá khứ, lai lịch của Nam, trước cách nói chuyện thân mật của Giám đốc Hương, Nam bắt đầu kể lại một phần quãng đời cơ cực của mình, từ chuyện làm ăn thua lỗ ngoài Hải Phòng đến câu chuyện chờ việc 1 tháng.

Rốt cuộc, người mà Nam mang ơn nhất là Huỳnh Tiểu Hương và Trung tâm nhân đạo Quê Hương. Bước chân vào Trung tâm nhân đạo Quê Hương với ý định giúp đỡ người khác, nhưng cuối cùng, chị Hương lại giúp Nam rất nhiều.

Nghe hoàn cảnh của Nam, chị Hương cho Nam “mượn” 5 cái máy tính, hai vợ chồng chủ nhà đồng hương cho mượn tiền mua 5 cái, rồi trước sự bảo chứng của Giám đốc Huỳnh Tiểu Hương, người bán máy tính cho Nam mua trả góp thêm 5 cái nữa, Nam có 15 máy tính cho ước mơ không bao giờ nghĩ tới khi bước chân vào Nam lập nghiệp: một trung tâm tin học.

67159_395394277200515_312217989_n
Chị Huỳnh Tiểu Hương luôn đống hành trên nhừng bước đườ Nam đi

Kể tới đây, giọng Nam chùng hẳn. Ra đời với hai bàn tay trắng, không người thân thích, Nam không ngờ rằng những người mới quen nơi đất khách quê người lại tận tình giúp đỡ Nam đến vậy.

Anh chị giúp Nam mà không hề biết trước rằng Nam có thể trả nợ hay không, trung tâm của Nam có hoạt động nổi không. Cũng chính từ những điều giản dị ấy, từ lòng tốt của con người, của chị Huỳnh Tiểu Hương, mà Nam quyết định đặt cho công ty của mình cái tên: Văn Nhân, là nói ngược của từ Nhân Văn mà ra…

(Còn nữa)

KỲ 2: NGHỊ LỰC CỦA CHÀNG TRAI MẤT ĐÔI BÀN TAY

Theo Thuận Thiên – Báo An Ninh Thế Giới