EnglishVietnamese

Bào chữa viên nhân dân là gì ?

SLRI – Bào chữa viên nhân dân là ai? Có nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự ? Em đang tìm hiểu về Bào chữa viên nhân dân, em muốn biết người này là ai và khi tham gia tố tụng hình sự thì có các nghĩa vụ gì ?

1. Bào chữa viên nhân dân là ai ?

Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

2. Người bào chữa

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Như vậy, bào chữa viên nhân dân là người tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Bào chữa viên nhân dân là gì? Có nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự? (Hình từ Internet)

3. Bào chữa viên nhân dân có nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự?

Tại khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của người bào chữa như sau:

4. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

2. Người bào chữa có nghĩa vụ:

a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, do tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho nên Bào chữa viên nhân dân sẽ có các nghĩa vụ của một người bào chữa.

Trân trọng!