– Vợ nói tôi không thể đăng ký hộ khẩu với mẹ con cô ấy vì chỉ có thẻ tạm trú, trong khi quy định phải có thẻ thường trú hoặc quốc tịch Việt Nam.
Tôi là công dân Anh, đến Việt Nam làm việc 4 năm và đã cưới cô gái địa phương, có một con chung. Trong hộ khẩu gia đình hiện chỉ có tên vợ và con tôi. Xin hỏi, điều kiện gì để người nước ngoài nhập hộ khẩu Việt Nam?
Keny
Luật sư trả lời:
Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xem xét, giải quyết cho thường trú:
“1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh;
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước”.
Bên cạnh đó, Điều 40 quy định điều kiện xét cho thường trú tại Việt Nam như sau:
“1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên”.
Đối chiếu các quy định nói trên, bạn là người nước ngoài, đã tạm trú tại Việt Nam liên tục trên 3 năm và có vợ là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nên nếu vợ bạn đồng ý làm thủ tục bảo lãnh thì bạn được xem xét, giải quyết cho thường trú tại Việt Nam.
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 6/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam: “Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 3 năm trở lên trong 4 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú”.
Như vậy, bạn cần chứng minh đã tạm trú tại Việt Nam trên 3 năm trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu để đáp ứng đủ điều kiện xin thường trú tại việt Nam.
Theo Điều 41 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thủ tục xin thường trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài như sau:
“1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
2. Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 2 tháng.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
5. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú”.
Điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định: “Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú”.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn phải nộp hồ sơ đến Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết việc bạn xin thường trú tại Việt Nam theo đúng pháp luật Việt Nam.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Tìm trên Google : doan luat su binh duong, luat su o binh duong,luat su tinh binh duong,luat su tai binh duong,luat su gioi binh duong, tim luat su binh duong,hoi luat su binh duong,phong luat su binh duong,vp luat su binh duong,van phong luat su binh duong,luat su binh duong,luat su thuan an binh duong, luat su o di an binh duong,van phong luat su di an binh duong,bao phap luat hinh su binh duong,dia chi van phong luat su binh duong,luat su nha dat binh duong,luat su gioi o binh duong,tim luat su o binh duong,van phong luat su o binh duong
tin phap luat hinh su o binh duong,dia chi van phong luat su o binh duong,van phong luat su o di an binh duong,van phong luat su tinh binh duong