SLRI – Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990. Ðặc biệt Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017, Ngày 17/10/2011, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em.
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật về quyền trẻ em ở một số nơi, một số lĩnh vực chưa được nghiêm túc, đúng tinh thần pháp luật về quyền trẻ em. Minh chứng rõ nhất việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng vẫn còn những vấn đề bất cập, hành vi xâm phạm quyền trẻ em trên không gian mạng ngày càng gia tăng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em nhưng chưa được quan tâm, xử lý thỏa đáng.
ảnh minh họa
Các đối tượng chăn dắt bắt trẻ bán vé số thâu đêm, đánh đòn không thương tiếc và vét sạch từng đồng do các em kiếm được. Đó là một thực trạng đau xót, vẫn diễn ra nhiều năm. Mặc dù thời gian qua, UBND các tỉnh, thành phố lớn trong cả Nước đã tăng cường triển khai nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề người lang thang ăn xin, góp phần tích cực xây dựng môi trường phát triển du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, xây dựng hình ảnh, mỹ quan tốt đẹp nơi công cộng của địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố lại xuất hiện tình trạng trẻ em ăn xin, đi bán vé số hoặc những người phụ nữ mang theo con nhỏ đi bán vé số.
Riêng vấn đề trẻ em đi bán vé số và phụ nữ mang theo con nhỏ đi bán vé số là những hình ảnh không ai mong muốn, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm và vi phạm các quyền của trẻ em theo luật định. Bên cạnh đó các địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ trẻ em theo Luật Trẻ em. Bên cạnh đó, rà soát, phân loại và tập trung, xử lý người lang thang ăn xin trên địa bàn tỉnh, cũng như tăng cường các biện pháp phòng, chống tình trạng trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi bị lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc lang thang xin ăn.
1. Bắt trẻ em đi bán vé số có phải là hành vi vi phạm pháp luật không ?
Phải chắc chắn một điều là những đứa trẻ không thể nào tự biết cách đi lấy vé, không có tiền vốn lấy vé, lại càng không thể nào biết cách bán chúng ra ngoài như thế nào ?
Vậy nên, những đứa trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên đi bán vé số ngoài đường phố chắc chắn là có người lớn đứng sau lưng hướng dẫn. Dù là với lý do tiêu cực hay tích cực, khách quan hay chủ quan thì hành vi này hoàn toàn là vi phạm pháp luật.
2. Xử lý hành chính khi bắt trẻ em lao động
Bắt trẻ em đi bán vé số bị phạt 20.000.000đ Ngày 17/10/2011, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo đó, mức phạt có thể lên đến 20.000.000đ đối với hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số; đưa hình ảnh trẻ em vào sản phẩm văn hóa có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị; sử dụng trẻ em làm việc ở cơ sở xoa bóp, sòng bạc quán rượu, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy… có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định mức phạt đến 10.000.000đ đối với hành vi sau khi sinh con bỏ con không chăm sóc, nuôi dưỡng, cố ý bỏ rơi con nơi công cộng, dụ dỗ trẻ em bỏ gia đình đi lang thang; không khám bệnh cho trẻ em theo quy định hoặc trong trường hợp cấp cứu, thu tiền khám bệnh trẻ em dưới 6 tuổi trái quy định pháp luật… Ngoài ra, xử phạt tới 5.000.000đ đối với cha, mẹ, người giám hộ bắt trẻ em đi lang thang kiếm sống; đánh đập, xâm phạm thân thể trẻ em, đối xử tồi tệ với trẻ em… Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 02/12/2011.
3. Kiến nghị
Thứ nhất: Các tỉnh, thành phố phải có quy định, phương án hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em liên quan đến hình ảnh, bạo lực, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Ðối với các bậc phụ huynh, phải tìm hiểu pháp luật về quyền trẻ em để tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, bảo vệ con em mình, nhất là không nên cho con tham gia những công việc nhạy cảm, không phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Thứ hai: Trong đó, cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành, địa phương trong việc rà soát, phân loại và xử lý người lang thang ăn xin, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương trong việc tổ chức các đợt cao điểm rà soát, phân loại và xử lý người lang thang ăn xin. Tập trung thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về quyền trẻ em cho gia đình, người sử dụng lao động ở khu vực nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ven biển, hải đảo để tránh xảy ra tình trạng sử dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật. Hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp cho lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ và trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập THCS.
Thứ ba: Ngoài ra, Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp theo quy định. Kịp thời phát hiện và xử lý các đường dây chăn dắt, lạm dụng, bóc lột trẻ em. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch đào tạo các ngành, nghề phù hợp với khả năng tiếp cận và trình độ học vấn cho số phụ nữ có con nhỏ đi bán vé số (mang theo con nhỏ đi bán vé số). Đồng thời, hỗ trợ số phụ nữ này tìm kiếm việc làm phù hợp để hạn chế tình trạng mang theo con nhỏ đi bán vé số trên địa bàn tỉnh làm mất mỹ quan đô thị…
Thứ tư: Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền và chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các điểm du lịch tăng cường phối hợp với địa phương trong giải quyết vấn đề người lang thang ăn xin. Tuyệt đối không cho người lang thang vào khu vực đơn vị quản lý để bán hàng rong kết hợp ăn xin và bán vé số. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh; quy định về đảm bảo quyền của trẻ em trong gia đình, phải tạo điều kiện để con, em đến trường học tập. Nghiêm cấm các hành vi bắt trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự an toàn và phát triển nhân cách của trẻ hoặc cưỡng ép trẻ em phải bỏ học để kiếm sống khi chưa hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.
4. Phải làm thế nào khi phát hiện trẻ em đi bán vé số dạo ?
Bạn cần phải hành động ngay để chấm dứt tình trạng này bằng cách gọi vào một trong những số tổng đại sau đây để các bé được hỗ trợ kịp thời: Tổng đài quốc gia bảo vệ quyền trẻ em. 111 .
ThS. Nguyễn Văn Nam